Bài viết phong thủy được nhiều người xem

Tìm hiểu thêm về sinh lão bệnh tử

💞 💞 💞 💞 ĐÃ HIỂU GÌ VỀ SINH LÃO BỆNH TỬ MÀ LÀM GÌ CŨNG NHẤT NHẤT THEO ?💞 💞 💞 💞

———-

Kết luận: không nên tính Sinh-Lão-Bệnh-Tử một cách mù quáng, gây rắc rối thêm cho đời sống. Có chăng nên nhìn nhận đây là một chân lý bao hàm rồi từ đó mà hành sự. Ad dám chắc nếu bạn hiểu rõ bạn không còn muốn Sinh nhiều nữa đâu. ( Đưa kết luận lên đầu để mấy bạn lười đọc).
———
Ad thấy rất kỳ khi gần đây có xem một vài video nói về mê tín dị đoan. Ở video người MC có nói về người Việt tin phong thủy mê tín quá, làm gì cũng đếm Sinh Lão Bệnh Tử tới mức ngang trái. Điều này có đúng không ?
———
🌏 Thứ nhất, thường ngày ad hay tư vấn đồ phong thủy nên cái này ad có kinh nghiệm nè. Người ta ai cũng tính Sinh Lão Bệnh Tử, tính là cứ đâm đầu vào tính chứ có hiểu cái “củ khoai” gì đâu ? Nhiều người làm chưa chắc đã đúng?
🌏 Thứ hai, nếu do vậy mà nói phong thủy là mê tín thì kỳ quá. Vì mấy người làm phong thủy ad quen có ai tính theo kiểu đó đâu. Có đi đo cầu thang thì thầy phong thủy điều ưu tiên là phải chọn kích thước sao cho hợp lý để bước chân thuận tiện mà lại dẫn luồng khí lên các tầng tốt. Quá lắm là do gia chủ tự ngồi tính Sinh Lão Bệnh Tử rồi nhất nhất tự làm.

Trong hình ảnh có thể có: 4 người, ngoài trời
———-
Vô vấn đề chính nè:
Sinh-Lão-Bệnh-Tử bắt nguồn từ đâu và nên ứng dụng để làm gì ?
Sinh-Lão-Bệnh-Tử (có nhiều nơi còn đang cãi nhau là Sinh Lão Bệnh Tử hay Sinh Bệnh Lão Tử) bắt nguồn từ Tứ Diệu Đế được phật Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp tại vườn Lộc Uyển khi ngài đã đắc đạo. Được ghi chép lại trong kinh Dhammacakkappavattana Sutta (“Đàm luận về Chuyển pháp luân”).
❗️ ❗️ ❗️ Trong bài thuyết giảng này, có bốn câu then chốt trình bày bốn chân lý cao quý, đó là:
Này các tỳ kheo, đây chính là Khổ thánh đế: sinh là khổ, bệnh là khổ, già là khổ, chết là khổ, oán ghét gặp nhau là khổ; thân ái biệt li là khổ, cầu không được là khổ, tóm lại năm uẩn chấp thủ là khổ.
Này các tỳ kheo, đây chính là Tập khổ thánh đế. Chính là ái đưa đến hữu, tương ứng với hỉ và tham, tìm cầu hoan lạc chỗ này chỗ kia, chính là dục ái, sinh ái, vô sinh ái.
Này các tỳ kheo, đây chính là Diệt khổ thánh đế. Chính là sự diệt tận, vô dục, từ bỏ, xả li, giải thoát, tự tại đối với các ái.
Này các tỳ kheo, đây chính là Đạo diệt khổ thánh đế, đưa đến diệt Khổ, chính là con đường gồm tám thứ giúp ta chứng được Đạo: Chính kiến, Chính tư duy, Chính ngữ, Chính nghiệp, Chính mệnh, Chính tinh tiến, Chính niệm, Chính định.
——————
Từ đó câu đầu tiên được lấy ra lưu truyền nhau thành Sinh Lão Bệnh Tử. Như để nhắc các môn đệ của phật giáo về nhân tình thế thái là cái gì cũng phải luân chuyển thay đổi.
Chân lý này có thể diễn giải ngắn gọn rằng mọi sự trên đời đều mang khổ não và không trọn vẹn. Sinh nhiều lúc còn khổ hơn Tử.
Nhưng con người học của Phật chỉ được cái ngọn, nào biết được lời dạy thâm sâu của ngài. Cái gì cũng ngồi tính Sinh Lão Bệnh Tử thành ra tào lao mê tín. Theo ý này thì Sinh Lão Bệnh Tử KHÔNG đơn thuần chỉ là “Sinh ra, già đi, bệnh tật và chết”. Mà nó như là một quy luật bao hàm mọi sự vật và hiện tượng. Không phải cứ Sinh là tốt, đừng tham quá.
   Ví dụ: bạn gặp một cô gái dễ thương, đoan trang và nảy Sinh tình cảm, sau đó tình cảm của 2 bạn chín mùi ( Lão-trưởng thành). Nhưng vô tình bạn lại gặp một người con gái khác đẹp hơn ở nơi làm việc, từ đó lại nảy Sinh ra một tình cảm mới. Bạn đâu biết rằng vì bạn tham Sinh mà đang làm cho mối nhân duyên trước đây của bạn bị mai một (Bệnh) và sau đó kết thúc với cô gái đoan trang trước ( Tử).
————————-
Kết luận: không nên tính Sinh-Lão-Bệnh-Tử một cách mù quáng, gây rắc rối thêm cho đời sống. Có chăng nên nhìn nhận đây là một chân lý bao hàm rồi từ đó mà hành sự. Ad dám chắc nếu bạn hiểu rõ bạn không còn muốn Sinh nhiều nữa đâu.
———————-
Bài viết có trích dẫn “Tứ Diệu Đế” từ wikipedia tiếng Việt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *