Bài học ý nghĩa, Bài viết hay, Bài viết phong thủy được nhiều người xem, Cẩm nang kiến thức phong thủy

Nhìn Nhận Về Phong Thủy – GaiA Phong Thủy Bát Tự

Tổng Quan

Trong suốt một thời gian dài trước đây Phong thủy từ vị thế là một lý luận khoa học cổ được thừa nhận đã bị coi là mê tín dị đoan. Trước kia, bộ môn này cùng với các môn huyền học khác như Chu Dịch, tử vi, bát tự… vẫn được coi là kiến thức chỉ dành riêng cho các cụ đồ nho và bức màn huyền bí của nó vẫn còn bao trùm. Ngày nay, Phong thủy không còn là độc quyền của ai. Nó đã được phổ biến rộng rãi và được chấp nhận là một khoa học, khoa học về sự hòa hợp của thiên nhiên, môi trường và con người. Theo Lý Cư Minh thì:

Phong thủy là một bộ môn khoa học, một học thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa con người với môi trường sống; đi tìm sinh khí với mục đích theo đuổi cuối cùng là sự hòa hợp ở mức độ tối đa giữa âm và dương, giữ thiên (trời) và địa (đất), giữa thân và tâm. Phong thủy học cũng đại diện cho sự tìm hiểu và nhận thức của con người đối với trời đất và vũ trụ. Nhưng quan niệm về thời gian và không gian được bao hàm trong Phong Thủy học cũng phong phú và đặc sắc đến đáng kinh ngạc (Lý Cư Minh – Phong thủy nhập môn).

Khởi nguồn của Phong thủy chính là những kinh nghiệm về sinh hoạt như khoét đá, đào hang, làm nhà… để tránh thú dữ, thiên tai và cả sự tấn công của đồng loại, kinh nghiệm này trải qua hàng ngàn năm diễn biến liên tục tạo nên Khoa học Phong thủy ngày nay.

“Phong Thủy”, Trên thực tế chính là những kinh nghiệm được truyền từ đời này sang đời khác về việc tìm kiếm sinh khí, tìm kiếm một cảnh giới hài hòa cao độ giữa âm và dương, giữa trời và đát, giữa thân và tâm. Phong Thủy tồn tại song song với lịch sử phát triển của nhân loại, từng trải quá trình hưng thịnh và suy thoái. Tuy trong Phong Thủy có rất nhiều trường phái với sự phân chia phức tạp, nó vẫn tiếp tục tồn tại và được thừa nhận ngày hôm nay. Và hiện nay, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng kiến thức của những bộ môn khoa học hiện đại ngày nay như địa lý học, tâm lý học để giải thích cho những căn cứ khoa học của Phong thủy. Cơ sở lý luận của Phong thủy chính là:

  1. Địa lý học: Trong sách “Chu Dịch” có viết: “Ngẩng lên nhìn thiên văn, cúi xuống quan sát địa lý”. Thuật Phong thủy được phát sinh từ thuật “thuật xem đất”. Có thể nói rằng, địa lý học của Trung Quốc cổ đại chính là nền tảng vô cùng quan trọng của Phong Thủy học. Nền tảng địa lý học của Phong Thủy thể hiện trên năm phương diện chính là: địa hình địa đồ, thủy văn, khí hậu khí tượng, thổ nhưỡng và khai thác khoán sản.
  2. Trên bản đồ Phong Thủy, sẽ thể hiện rất nhiều yếu tố của học thuyết Phong Thủy như long mạch, mối quan hệ giữa địa hình với các ngôi sao trên trời, môi trường địa lý xung quanh dương trạch và âm trạch…
  3. Các kiến thức về thủy văn trong Phong thủy học bao gồm hệ thống các dòng chảy trên mặt đất, hệ thống các dòng chảy dưới lòng đất và chất nước.
  4. Khí hậu và khí tượng: Gió và ánh sang trong Phong Thủy học chủ yếu có liên quan đến vấn đề khí hậu, khí tượng, các thầy Phong Thủy thường tìm kiếm những khu đất “tàng phong”, kín gió, nhưng để tránh gió lạnh chứ không tránh gió ấm, nhằm hình thành nên một môi trường nhỏ ấm áp.
  5. Phong thủy học cũng rất coi trọng thổ nhưỡng và chủ yếu sẽ khảo sát đến nhân tố khí mạch. Màu sắc của đất khác nhau thì khí mạch sẽ không giống nhau.

Phong Thủy và địa lý luôn đồng hành cùng nhau, cùng nhau phát triển.

Các thầy Phong thủy vì vậy cũng được gọi là thầy địa lý. Tuy nhiên, giữa Phong Thủy và địa lý cũng có nhiều điểm khác biệt. Phong thủy là thuật xem nhà đất, trong khi địa lý học lại là một bộ môn khoa học được ứng dụng rộng rãi để phục vụ cho mọi mặt của đời sống xã hội.

  1. Tâm lý học: Trong niềm tin đối với Phong Thủy, nhân tố tâm lý đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy, môi trường tâm lý Phong thủy dường như đã đi sâu vào mọi lĩnh vực trong Phong Thủy học. Tâm lý học nghiên cứu đến rất nhiều các lĩnh vực khác nhau như trực giác, nhận thức, cảm xúc, nhân cách, hành vi và các mối quan hệ xã hội của cong người, và cũng có liên quan đến các khía cạnh của đời sống thường ngày như gia đình, giáo dục, sức khỏe. Trong suốt quá trình phát triển, Phòng thủy dù ít hay nhiều cũng liên quan đến các phương diện này.

Vạn vật trong vũ trụ đều tồn tại một khí trường. Con người cũng không ngoại lệ, khí trường này sẽ gây ảnh hưởng đến sự vật và con người xung quanh bạn. Tương tự, khí trường của môi trường xung quanh cũng sẽ tạo nên những ảnh hưởng nhất định đối với con người. Một trong những cơ sở lý luận của Phong thủy chính là ảnh hưởng của dạng khí trường này đối với cơ thể con người.

Các Trường Phái Phong Thủy Và Cách Ứng Dụng

Để hiểu được các ứng dụng khả dĩ của phong thủy trong cuộc sống của chúng ta ngày nay thì đầu tiên chúng ta biết về các trường phái phong thủy, nói một cách cụ thể thì chỉ có 2 trường phái là phái hình thế và phí lý khí. Lý luận của hai trường phái này bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Cụ thể như sau:

  1. Phái hình thế chú trọng đến hình thế của đất. Phái này chia thành ba môn phái nhỏ là Loan đầu, hình tượng và hình pháp nhưng ba môn phái này đều liên quan đến nhau, không thể tách rời hoàn toàn.
  2. Phái lý khí chú trọng đến các cách cục trong và ngoài nhà, phái này đưa rất nhiều quan điểm lý luận khác như âm dương ngũ hành, bát quái, hà đồ, lạc thư, tinh tượng, thần sát, nạp âm, kỳ môn, lục nhâm… (nhưng nền tảng cơ bản nhất vẫn là bát quái và ngũ hành) vào hệ thống nguyên lý của mình nên đã tạo thành một học thuyết phong thủy rất phức tạp. Chính vì sự phức tạp đó, mà phái lý khí chia ra rất nhiều môn phái nhỏ như sau:
  •       Phái bát trạch: chia đông tứ trạch và tây tứ trạch, kết hợp với mệnh quái theo năm
  •       Phái mệnh lý: phối ngũ hành hỷ kỵ mệnh chủ và 24 sơn
  •       Phái tam hợp: phối 24 sơn với trạch tọa
  •       Phái Phiên quái: chuyển bát quái thành cửu tinh, rồi phối với sơn thủy.
  •       Phái tam nguyên (huyền không): sử dụng nguyên vận, chia thành 2 phái phi tinh (sử dụng cửu tinh) và đại quái (sử dụng 64 quẻ kinh dịch).
  •       Phái bát quái: phối hợp mệnh và trạch, gần giống phái bát trạch.
  •       Phái kỳ môn: dựa trên quy luật thay đổi thời gian và phương vị
  •       Phái dương trạch tam yếu: chú trọng ba yếu tố – cửa, phòng và bếp

Vì vậy khi nói về ứng dụng quy luật ngũ hành để định hướng cát hung và quản trị nhân sự thì ta đang nói thiên về phái lý khí. Thuyết ngũ hành coi thế giới khách quan được hình thành từ 5 yếu tố cơ bản là Kim Thủy Mộc Hỏa Thổ, 5 yếu tố này tương sinh (Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim) và tương khắc (Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim). Vì thuyết ngũ hành chính là nền tảng cơ bản nhất trong phái lý khí và cát hung trong phong thủy cũng bắt nguồn từ ngũ hành (hay sự xung khắc của ngũ hành) nên để định hướng cát hung thì ta sử dụng quy luật sinh khắc của ngũ hành như sau:

  •       “Cát” thì nên sinh trợ, tạo nguồn sinh sôi và bảo vệ cái “cát”: ví dụ nếu cát là thủy thì ta nên dùng kim để sinh trợ thêm, gặp “hung” là thổ thì kim vừa có tác dụng sinh trợ thủy – cát vừa có tác dụng làm giảm cái hung – thổ.
  •       “Hung” thì nên tiết khí hoặc khắc chế nó (ta nên ưu tiên tiết khí để thông suốt vì cái gì thông suốt, hòa thuận đều tốt hơn). Ví dụ: Nếu “Hung” là thổ (theo huyền không phi tinh thì sao Ngũ Hoàng là một sao rất xấu và Ngũ hoàng chính là thổ) thì ta nên dùng Kim (ví dụ chuông gió, két sắt, vàng) đề ở vị trí “hung” nhằm làm giảm cái hung – thổ để chuyển hóa thành cái có lợi hơn chính là Kim, hoặc dùng Mộc để khắc chế thổ, giảm bớt cái hung của thổ.

Những ứng dụng khả dĩ trong quản trị nhân sự:

  •       Bố trí mặt bằng văn phòng công ty phù hợp để các mối quan hệ trong công ty hài hòa và phù hợp hơn: ví dụ bố trí chỗ ngồi của quản lý và nhân viên trong công ty đúng cách để quản lý ra quản lý và nhân viên ra nhân viên (như theo phái tam nguyên và bát trạch thì vị trí nhân viên không được người ở khu vực của quản lý – tức là nhân viên không được ngồi ở góc tây bắc hoặc tây nam, quản lý thì không được ngồi ở vị trí của nhân viên tức là không được ngồi ở góc tây hay đông bắc.
  •       Bố trí chỗ ngồi để tăng hiệu quả làm việc: bố trí vị trí của quản lý phù hợp để tăng hiệu xuất làm việc
  •       Lựa chọn nhân viên phù hợp cho các vị trí: theo phái mệnh lý thì ta sẽ có nhiều tiêu chí để lựa chọn người cho các vị trí trong công ty và nhưng người có tác dụng tăng cường vận khí cho người chủ công ty

 Nguồn tham khảo:

Lý Cư Minh – Phong thủy nhập môn – Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông Tin, 2012

Nguyễn Mạnh Linh – Phong thủy nhập môn – Nhà xuất bản Hồng Đức, 2012

Trần Xuân Hải – Địa lý toàn thư Tân Biên – Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin, 2007.

Vương Ngọc Đức – Bí ẩn về Bát Quái – Nhà xuất bản Hà Nội, 2010

Phong Thủy Đại Việt – Phong Thủy Dương Trạch – Lưu Hành nội bộ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *