Bài viết phong thủy được nhiều người xem, Cẩm nang kiến thức phong thủy

Những Điều Cần Biết Về Thiềm Thừ Và Cách Đặt

 NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ THIỀM THỪ VÀ CÁCH ĐẶT 

     Đầu tiên, #Gaia xin làm rõ với các anh/chị khái niệm cơ bản về phong thủy để không những là trong việc trưng bày thiềm thừ mà các vật phẩm hay phong thủy khác được hiệu quả hơn. Về việc bài trí các đồ vật phong thủy trong nhà thì được chia ra làm 2 loại đồ vật chính là : Linh vật phong thủy và vật phẩm phong thủy. Trong đó, có thiềm thừ là linh vật phong thủy mà nhiều nhà chuộng để thờ. Sau đây Gaia sẽ đưa ra ra khái niệm của linh vật phong thủy và vật phẩm phong thủy. Ngoài ra còn bật mí cho các bạn những điều cần biết về thiềm thừ và cách đặt.

        Vật phẩm phong thủy 

Tranh ngũ tinh, tranh tài lộc, tranh hòa khí, chuông gió, đá chấn trạch, gương lồi… các đồ vật này được hình thành dựa trên nghiên cứu các thầy địa lý thời xưa, kết hợp thêm các nghiên cứu về từ trường, khí trường… mà hình thành nên.

        Linh vật phong thủy 

Thiềm thừ, tỳ hưu,kỳ lân, tháp văn xương…. được hình thành từ các quan niệm dân gian, tín ngưỡng phật giáo, đạo giáo… mà nên. Do đó phần về năng lượng hay từ trường, các đồ vật phong thủy này lại ít hơn. Nhưng chúng lại mang màu sắc tâm linh huyền bí và tác động mạnh mẽ đến tâm lý người đặt nên về hiệu quả thì linh vật phong thủy cũng chẳng kém gì vật phẩm phong thủy. Chỉ có điều là khi ứng dụng linh vật phong thủy thì quý anh/chị phải tìm hiểu kỹ càng hoặc được các đơn vị uy tín tư vấn vì phải hiểu rõ về vị trí đặt hoặc cách thờ cúng của các linh vật thì sẽ tốt hơn.

Những Điều Cần Biết Về Thiềm Thừ Và Cách Đặt

Vì đâu có Chiêu Tài Thiềm ( hay dân gian gọi là Thiềm Thừ, cóc 3 chân). Thiềm thừ xuất hiện từ thời Ngũ Đại của Trung Quốc, tích xưa kể rằng Lưu Hải ( người nghĩ ra việc đúc tiền để giao dịch cho thuận tiện) rất thích chu du tứ hãi, tạo phúc cho nhân gian. Thì ông thu phục được 1 con cóc, nhưng nó đã bị thương 1 chân chỉ còn 3 chân. Sau khi Lưu Hải tu hành đắc đạo, Thiềm Thừ đi khắp nơi để nhả tiền giúp dân, đo đó nó được người ta thờ cúng và tin rằng sẽ đem lại vận may cho gia đình.

Hình tượng thiềm thừ có 2 loại là Kim Thiềm Thừ và Thiềm Thừ. Kim Thiềm Thừ là cóc đã ngậm tiền, khi bài trí nhớ quay mặt vào trong nhà. Thiềm Thừ là cóc chưa ngậm tiền do đó phải quay mặt ra ngoài ngụ ý là cầu mong nó mang tài vận về cho gia đình.

——————-

Bài trí bố trí thiềm thừ:

🎯 Góc xéo cửa chính là 1 vị trí tốt để đặt thiềm thừ.

🎯 Bàn làm việc.

🎯 Quầy thu ngân, tính tiền.

🎯 Không đặt phòng vệ sinh, đối diện bể cá, lỗ gió ,lỗ thông hơi….

🎯 Thiềm thừ có thể thờ cúng chung với ông thần tài thổ địa cũng rất tốt, khu vực đặt thiềm thừ có thể có cây xanh càng tốt, nếu không có cây xanh hãy đặt cạnh ông thiềm thừ của bạn 1 chén nước sạch.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *